
Biến áp xung vốn được biết đến là một trong những thiết bị quen thuộc được sử dụng phổ biến trong các mạch điện tử. Vậy biến áp xung là gì? Cách đo biến áp xung hiệu quả? Hãy cùng Lạc Việt Audio chúng tôi tìm hiểu câu trả lời ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về biến áp xung
Định nghĩa
Biến áp xung là một thiết bị điện tử có chức năng biến đổi xung điện áp hoặc cường độ xung, giúp chuyển đổi năng lượng có hiệu suất cao. Cấu tạo thiết bị có phần lõi làm bằng chất liệu ferit hoặc hợp kim pemeloid, trong khi đó thì lõi biến áp thường là lõi thép silic. Số vòng dây của biến áp này khá ít. Hệ số vòng/volt giống nhau ở tất cả các biến áp khác, không phụ thuộc vào hình dạng hoặc kích thước biến áp.
Công suất của biến áp xung tỷ lệ thuận với kích thước, kích thước càng lớn công suất càng lớn. Hơn nữa, do hoạt động ở tần số cao nên công suất thiết thiết bị rất mạnh. So với các biến áp nguồn thông thường có cùng trọng lượng thì thiết bị điện tử này cho công suất mạnh gấp hàng chục lần. Các máy biến áp có cùng kích thước sẽ có công suất khác nhau tùy thuộc vào việc sử dụng cho nguồn blocking hay switching. Và công suất sẽ nhỏ hơn khi sử dụng cho nguồn blocking so với nguồn switching ở cùng 1 biến áp.
>> Đọc thêm: Sơ đồ chân biến áp xung và tất tần tật về nguồn xung!
Ứng dụng của thiết bị.
- Có chức năng bảo vệ mạch điều khiển, vì nó cách ly mạch tiristor và mạch điều khiển, nên khi có sự cố ở mạch tiristor hoặc bên cao áp sẽ không ảnh hưởng đến mạch điều khiển.
- Được dùng trong các điều kiện làm việc ở tần số cao mà biến áp thường không thể thay thế được.
- Được sử dụng phổ biến trong hệ thống truyền tải điện năng.
- Các biến áp bên trong sạc điện thoại và máy tính đều sử dụng biến áp xung có thêm 1 bộ băm xung ở tần số cao.
Một số loại phổ biến hiện nay như: biến áp xung 12v, biến áp xung 5v,…
Nguyên lý làm việc của thiết bị
Máy biến áp được tiến hành cộng các tín hiệu xung, biến đổi cực tính của các xung và lọc vỏ thành phần một chiều trong dòng điện. Thiết bị có khả năng làm tăng biên độ điện áp hoặc dòng mà vẫn có thể duy trì được dạng xung như ban đầu. Độ dài xung (ở các máy điều khiển tự động) sẽ rơi vào trong khoảng 0.1 μs, ngắn hơn chu kỳ của điện lưới hàng triệu lần, nghĩa là tần số lớn gấp hàng triệu lần.
Biến áp xung là tín hiệu tần số cao hay xung thì ngõ ra sẽ có biên độ điện áp tỉ lệ và có hình dạng giống như ngõ vào. Nguyên nhân là do máy biến áp có thể đáp ứng tốt trong vùng tần số rộng và có thể đến hàng GHz.
Cách đo biến áp xung hiệu quả, đơn giản nhất hiện nay
Do hoạt động ở tần số cao nên biến áp xung thường cho công suất rất mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bất kỳ loại máy biến áp nào cũng có thể xảy ra sự cố hoặc hư hỏng cần được khắc phục. Vì vậy, chúng ta cần phải kiểm tra máy biến áp để đảm bảo hoạt động cho thiết bị.
Kiểm tra bề mặt thiết bị
Khi động cơ bên trong quá nóng và máy biến áp chạy ở nhiệt độ cao có thể làm cho mạch điện bên trong máy biến áp bị lỗi hoạt động. Khi đó, bề mặt ngoài của máy biến áp sẽ có thể xuất hiện những đốm cháy.
Xem kĩ cách mắc dây điện trong máy biến áp xung
Máy biến áp nên được dán tem mác rõ ràng và cẩn thận. Tốt nhất là chúng ta nên theo dõi một sơ đồ mạch điện để có thể dễ dàng xem máy biến áp được kết nối như thế nào. Để có được sơ đồ mạch điện này bạn có thể tìm thấy trong sách hướng dẫn sản phẩm hoặc trên website của nhà sản xuất. Trước khi sử dụng máy biến áp bạn nên tìm hiểu kỹ và xem lại các mạch điện có gì bất thường không.
Tìm hiểu công suất tiêu thụ và hiệu suất đầu ra của thiết bị
Mạch điện thứ nhất là mạch tạo ra từ trường sẽ được kết nối với mạch sơ cấp trong máy biến áp. Mạch thứ hai là mạch tiếp nhận công suất do từ trường tạo ra sẽ được kết nối với mạch thứ cấp trong máy biến áp. Điện áp tiêu thụ và điện thế sử dụng cho 2 mạch này cần được ghi rõ trên nhãn và sơ đồ hướng dẫn.
Để thực hiện theo bước này người sử dụng có thể theo dõi trên sơ đồ có đi kèm theo với máy.
Kiểm tra kỹ bộ lọc đầu ra của thiết bị
Thông thường, tụ ngậm và đi ốt được lắp thêm vào mạch thứ cấp để chuyển đổi dòng điện AC đầu ra sang dòng điện DC. Tuy nhiên, việc chọn lọc và chuyển đổi dòng sẽ không được ghi trên nhãn mà sẽ được ghi trong sơ đồ mạch điện. Do vậy, nếu bạn muốn kiểm tra thiết bị có hoạt động tốt không thì hãy kiểm tra bộ lọc đầu ra.
Tiến hành đo lường điện áp trong mạch
Các bạn hãy gỡ bao bì và bảng điện ra để tiến hành đo lường điện áp mạch điện. Tốt nhất chúng ta hãy sử dụng đồng hồ đa năng kỹ thuật để có được số đo điện thế tuyệt đối. Loại đồng hồ này có thể tìm mua dễ dàng ở các cửa hàng bán đồ điện dân dụng.
Xác định chuẩn xác lượng điện tiêu thụ
Nếu chỉ số đo dưới 80% thì máy biến áp hoặc mạng điện cung cấp cấp điện cho mạch sơ cấp đã bị lỗi. Còn nếu như lượng điện tiêu thụ đạt chuẩn thì nghĩa là máy hoạt động tốt, còn nếu như lượng điện đạt quá mức mong đợi thì có thể mạch dây sơ cấp đã bị hư.
Lời kết
Trên đây bài chia sẻ của Lạc Việt Audio, hy vọng qua bài viết bài viết này Quý khách sẽ có thêm thật nhiều kiến thức về biến áp xung và cách đo biến áp xung hiệu quả.
Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì muốn giải đáp hãy liên hệ ngay đến Lạc Việt Audio để nhận được hỗ trợ và được tư vấn nhanh nhất!